Như mọi ngày, cuối buổi chiều lại là lúc bà Trần Thị Lệ Thủy (52 tuổi, ngụ tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp) thực hiện công việc dọn chuồng, tắm rửa và cho hơn 170 con chó ăn cơm tối.
Đàn chó có những con đã ở cùng bà Thủy hơn một năm, có những con vừa mới đến, chúng đua nhau sủa mừng khi người phụ nữ xuất hiện.
“Sủa vậy thôi, nhưng thân thiện lắm, mới hay cũ chúng cũng cứ quấn quýt khi thấy tôi đến, không con nào tỏ ra hung dữ cả”, bà Thủy nói.
Thật vậy, khi bà Thủy đứng giữa đàn chó, con nào cũng cố chen để có vị trí ở gần người phụ nữ. Chúng không ngừng tranh giành nhau nhảy lên âu yếm người chăm sóc.
Duyên với đàn chó đến tình cờ
Bà Thủy kể, cuối năm 2022, con gái của bà đi làm về, thấy một chú chó bệnh nặng, nằm thoi thóp bên đoạn đường vắng nên mang về chăm sóc. Chú chó sau đó dần khỏe mạnh khiến cả rất vui.
Quá trình chăm sóc chú chó được gia đình bà Thủy chia sẻ trên mạng xã hội, được rất nhiều người quan tâm. Nhiều người biết chuyện, thấy đâu đó có chó bị bỏ rơi cũng chỉ cho bà Thủy đến đưa về.
“Chắc là cái duyên với đàn chó đến với gia đình tôi như thế. Ban đầu gia đình không chủ đích sẽ cưu mang nhiều thế này, nhưng người ta gửi hình những con chó bị bỏ rơi, thấy tội nghiệp nên tôi vẫn lặn lội đến đón về.
Không chỉ ở Đồng Tháp, có những con chó bị bỏ rơi ở An Giang, Vĩnh Long tôi đều chạy xe đến đón. Biết có chó bị bỏ rơi mà không đi đón được là bứt rứt dữ lắm”, bà Thủy nói.
Vừa kể chuyện, bà Thủy vừa dẫn chúng tôi đi xem một vòng khu chuồng chó. Khu chuồng được xây dựng chắc chắn và sạch sẽ, nền ghép gạch bông, hàng rào lưới sắt, mái tôn, không gian chia thành nhiều ô thông thoáng.
Từ ngoài vào, đầu tiên và khu bếp, nơi để gạo, rau cùng một cái nồi khổng lồ như bồn tắm. Đây là khu vực bà Thủy nấu thức ăn cho đàn chó.
“Mỗi ngày chúng ăn hết 30kg gạo, 30kg bí đỏ, 20kg thịt. Ngày nào cũng 2 bữa sáng chiều, tôi phải nấu nồi lớn vậy mới đủ”, bà Thủy cho biết.
Kế khu bếp là nơi chăm sóc những con chó có vấn đề sức khỏe. Mỗi chú chó bị ốm được chăm sóc trong một lồng nhỏ, việc cách ly vừa tránh lây bệnh, vừa tránh những chú chó ốm bị đàn chó làm tổn thương.From: game casino
Sau vách ngăn là 3 ô chuồng, mỗi ô nuôi khoảng 50 con chó khỏe mạnh. Kế tiếp là ô chuồng nhỏ để tiếp nhận những chú chó vừa đưa về.
Những con chó chờ sinh và những con chó đang nuôi con nhỏ được bà Thủy bố trí nuôi ở nơi cách biệt.
“Ban đầu gia đình chỉ có tiền xây một ô nuôi thôi. Sau này bà con biết chuyện, mọi người mới cùng nhau góp tiền cho tôi xây. Số lượng chó tăng nhanh quá, tới đây sẽ xây thêm nữa”, bà Thủy nói.
Chắt chiu để chăm đàn chó
Chỉ về một chú chó ngoại cao lớn với vẻ ngoài rất đẹp, bà Thủy cho biết chú chó vừa được đón về 2 ngày trước, do chính người chủ cũ liên hệ mong bà nhận về nuôi. Mới đến nhưng chú chó quấn quýt bà Thủy như đã ở cùng nhau lâu ngày.
“Không chỉ chó cỏ, chó bệnh mới bị bỏ rơi, có những chú chó ngoại đẹp, khỏe mạnh cũng bị bỏ rơi mà bà không biết nguyên do.
Thương nhất là những con chó đang bầu sắp sinh, hay những con vừa sinh cùng đàn chó nhỏ lúc nhúc cũng bị chủ ném ra đường, ném vào bãi rác, tội nghiệp lắm”, người phụ nữ chia sẻ.
Trong quá trình nuôi, không khỏi có những chú chó bị bệnh không qua khỏi. Những chú chó không may mắn này đều được bà Thủy đưa đi thiêu “để vừa an lòng và tránh ô nhiễm môi trường”.
Cũng có nhiều người đến xin chó về nuôi. Người đến xin chó phải cung cấp thông tin về điều kiện chăm sóc chó và chứng minh tình yêu động vật mới được bà Thủy chấp nhận.
Bà Thủy ước tính mỗi tháng chi phí chăm đàn chó tốn khoảng 20 triệu đồng. Một nửa số tiền đến từ cộng đồng quyên tặng, hầu hết mọi người quyên tiền nhưng cũng nhiều người mang gạo, rau, thịt đến tận nơi.From: web game casino
Một nửa chi phí còn lại là từ tiền túi của gia đình bà Thủy. Dù cả nhà đều là những người lao động chân tay, không dư giả nhưng ai cũng sẵn sàng gom tiền để nuôi đàn chó.
“Có những em học sinh ở xa nhưng rủ nhau thành hội nhóm, mua gạo, thịt đến góp nuôi đàn chó, tôi quý lắm. Bà con mỗi người cũng góp ít nhiều, nhưng mỗi tháng tôi không nhận ủng hộ quá 10 triệu đồng.
Chi phí còn lại gia đình tôi tự chi trả. Con gái tôi làm móng, con rể thì làm mướn, nhà chỉ có một công vườn nhưng gia đình vẫn cố chắt chiu để chăm đàn chó được tốt nhất”, bà Thủy tâm sự.
Cán bộ thú y địa phương cho biết, đàn chó bà Thủy tiếp nhận và chăm sóc đều được tiêm ngừa đầy đủ theo quy định. Các ban ngành địa phương cũng thường xuyên tới kiểm tra chuồng trại, tư vấn cho gia đình bà Thủy cách chăm sóc đàn chó khoa học tránh phát sinh ô nhiễm và bệnh tật.