Cụ thể, bệnh nhi P.H.M. (14 tuổi), một trong những trường hợp xuất hiện triệu chứng ở TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai đã được Bệnh viện Nhi đồng 2 lấy mẫu phân làm xét nghiệm. Đến ngày 6/5, mẫu bệnh phẩm cho kết quả có vi khuẩn Salmonella.
Trước đó, cháu bé nhập Bệnh viện Nhi đồng 1 vì sốt, tiêu chảy phân lỏng xanh 3 ngày, đau bụng, được chẩn đoán nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn. Sau khi được điều trị tích cực bằng kháng sinh và các thuốc hỗ trợ, bệnh nhi đã hết sốt, các triệu chứng đều thuyên giảm.
Ngoài trường hợp trên, một đơn vị y tế khác tại TPHCM là Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng tiếp nhận 2 trường hợp bệnh nhi liên quan trong vụ việc.
Trường hợp thứ nhất là bé trai tên N.H.T.A. (13 tuổi, ngụ Long Khánh, Đồng Nai), được chuyển từ Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM sang với chẩn đoán viêm ruột, tiêu chảy cấp có mất nước nghi do vi trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa, sau khi ăn bánh mì. Bệnh nhân được xử trí bù dịch, kháng sinh và chuyển đến khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (ICU) điều trị.
Sau đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận bé T.G.H. (6 tuổi) từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, trong tình trạng tổn thương đa cơ quanFrom: web game casino. Bệnh nhi này hiện vẫn phải thở máy, lọc máu và được theo dõi sát.
Đến chiều 5/5, số ca nhập viện trong vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai đã tăng lên 555 trường hợp. Trong đó, có 12 trẻ bệnh nặng (2 ca tiên lượng rất nặng).
Trước đó theo báo cáo nhanh của Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh (Đồng Nai), trong ngày 2/5, đơn vị tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nôn, tiêu chảy, sốt, đau bụng… Qua khai thác ban đầu, tất cả bệnh nhân đều có ăn bánh mì thịt tại tiệm bánh mì B. (phường Xuân Bình, TP Long Khánh) trong ngày 30/4.From: web game casino
Sau khi ăn, các bệnh nhân xuất hiện những biểu hiện như trên. Nhiều người tự mua thuốc uống tại nhà nhưng không khỏi, nên nhập viện chữa trị.