3 lần muốn bỏ nghề
“Đồng hồ điểm 16h, tôi vẫn chưa ăn cơm trưa”, anh Lê Xuân Lương, chủ cửa hàng tóc ở phố Tô Hiệu (Cầu Giấy, Hà Nội) nói.
Vài tháng giáp , nhu cầu làm tóc của người dân tăng cao đột biến. Mỗi ngày, cửa hàng của anh Lương nhận 20-30 lượt người đến làm các dịch vụ chăm sóc .
Trước đây, ngày cuối năm người dân mới đổ xô đi làm tóc. Có khi 30 Tết, thợ vẫn uốn, nhuộm cho khách hàng. Hiện nay, nhu cầu chăm sóc tóc của người dân tăng cao. Trong năm, nhiều người đã quan tâm đến việc dưỡng tóc nhiều hơn.
“Tháng cuối năm vẫn có những người làm uốn tóc. Song chủ yếu là cắt, nhuộm và chăm sóc tóc thật đẹp đón Tết”, anh Lương nói.
Năm nay, anh dự tính làm hết 28 tháng Chạp, sau đó trở về quê đón cùng gia đình. Dù khá đông lượng khách đến ủng hộ dịp cuối năm, anh nhẩm tính năm nay vẫn ít hơn 30% so với những năm trước đây.
Mỗi ngày, doanh thu của cửa hàng lên đến 15-20 triệu đồng. Để làm vừa lòng khách, anh cùng 5 thợ khác phải làm việc hết công suất, có khi tới 3h sáng mới được nghỉ ngơi. Dù mệt mỏi, ai cũng cảm thấy vui vì Tết đã có tiền lo cho gia đình.
Đã 9 năm qua, anh Lương nhận định bản thân đã có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình với nghề “nắm đầu thiên hạ”. Mỗi dịp Tết, anh Lương có thể thu nhập bằng 2, 3 tháng bình thường nên anh luôn dành tặng bố mẹ những món quà lớn dịp đầu năm mới.
Tuy vậy, cũng như mọi con đường lập nghiệp khác, con đường làm nghề của anh Lương cũng khá gian nan. “Trong 6 tháng đầu học nghề, tôi muốn từ bỏ công việc này đến 3 lần”, anh Lương chia sẻ.
Lý giải về điều này, anh cho biết, thời điểm anh học nghề vừa mất thời gian, vừa mất nhiều chi phí. Do khi ấy không có thu nhập, toàn bộ số tiền tiết kiệm đã tiêu hết khiến cuộc sống lúc bấy giờ của anh rất khó khăn.
Chưa dừng lại ở đó, sau khi học xong, anh Lương đã mạnh dạn vay vốn để mở cửa hàng tóc riêng. Thời gian đầu, cửa hàng được đầu tư hiện đại nhưng không có khách cũng khiến anh không ít đêm thức trắng. Những khoảnh khắc ấy, nếu anh bỏ cuộc thì có thể sẽ không thể thành công như hôm nay.
Làm việc đến quên ăn
6h, điện thoại của chị Đỗ Thị Hằng (ở Hoài Đức, Hà Nội) đã rung chuông. Đó là cuộc gọi của khách hàng làm tóc sớm chuẩn bị cho buổi tiệc cuối năm của công ty. Trong khi đó, buổi tối hôm trước chị đã thức đến 1h để hoàn thiện cắt, nhuộm, uốn tóc xoăn cho khách hàng.
“Cận Tết, là mùa nhộn nhịp nhất trong năm của thợ làm tóc. Nên dù mệt đến mấy chúng tôi vẫn cố gắng để phục vụ cho khách hàng được tốt nhất”, chị Hằng quả quyết.
Hiện, cửa hàng chị phải thuê thêm 3 thợ phụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàngFrom: web game casino. Ngay từ tháng 11, chị đã được khách đặt lịch làm tóc đến tận chiều 30 Tết.
Dịp này, người dân thường chọn dịch vụ cắt, nhuộm màu, uốn hoặc ép tóc. Đặc biệt, với những khách hàng trẻ, chị luôn cập nhật những xu hướng tóc mới, đang thịnh hành, để giữ chân khách hàng.
Gần 20 năm làm nghề, chị không ngừng học hỏi, nâng cao tay nghề của bản thân. Trước khi mở cửa hàng riêng, chị từng làm thợ chính cho nhiều hiệu tóc.
Theo chị Hằng, mọi người thường nghĩ nghề làm tóc “hốt bạc”. Song chi phí thuê cửa hàng, đầu tư dụng cụ làm tóc và các khóa học nâng cao cũng khá cao.
Dịp này, mỗi ngày chị tiếp nhận 40-50 khách hàng. Các gói dịch vụ dao động từ 800.000 đồng đến 1,4 triệu đồng, tùy theo nhu cầu làm đẹp của khách.
Có những lúc mải làm cho khách đến quên ăn, chị Hằng thấy choáng váng vì tụt huyết áp. Giấc ngủ trong những ngày cuối năm như một nhu cầu xa xỉ đối với chị, đổi lại, doanh thu cửa hàng tăng gấp đôi, gấp ba những ngày bình thường.From: game casino
Để gắn bó với công việc luôn tay, luôn chân này, chị Hằng cho biết có lẽ cũng do duyên nghề. Dù gặp nhiều khó khăn trong quá trình theo đuổi nghề làm tóc, song chị luôn vững tâm vượt qua. Chị Hằng tự hứa với bản thân sẽ dành trọn cuộc đời theo nghề làm đẹp cho mọi người.